Công cụ tìm kiếm

Các Điểm Tham Quan Du Lịch Tại Phú Thọ

 

CÁC ĐIỂM THAM QUAN DU LỊCH TẠI PHÚ THỌ

 

Phần mở đầu

Phú Thọ là một tỉnh trung du, miền núi nằm ở trung tâm miền Bắc Việt Nam, vị trí chuyển tiếp giữa miền núi phía Bắc và đồng bằng, đỉnh của tam giác Châu thổ đồng bằng Bắc bộ, nơi hợp lưu giữa ba con sông lớn: Sông Thao, Sông Lô và Sông Đà, có bao bọc giữa hai dãy núi Tam Đảo và Ba Vì, tựa lưng vào vùng đồi núi san sát như bát úp phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, mặt hướng xa vùng Đồng bằng Châu thổ Bắc bộ phì nhiêu rộng mênh mông làm cho Phú Thọ có một vị trí đắc địa: Sơn chầu, Thuỷ tụ.Tuy nhiên đã ban tặng cho Phú Thọ nhiều cảnh quan thiên nhiên  như ngã ba Bạch Hạc, Ao Giời Suối Tiên, Đầm Ao Châu, Đầm Vân Hội, mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy, Vườn Quốc gia Xuân Sơn…là tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng quý báu để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên.

Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn của dân tộc, có truyền thống lịch sử văn hóa gắn liền với suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nơi các Vua Hùng chọn làm đất khởi nghiệp dựng nước, xây dựng nhà nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Phú Thọ có Đền Hùng , là nơi thờ cúng Tổ tiên chung của cả dân tộc Việt Nam, là nơi tụ hội và thể hiện sức mạnh, ý trí đại đoàn kết dân tộc.Trên mảnh đất Phú Thọ còn đang lưu giữ hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa, hàng trăm lễ hội dân gian cùng các làn điệu xoan, ghẹo cổ, là di sản văn hóa quý báu của dân tộc mang đậm sắc cội nguồn và là các tài nguyên du lịch nhân văn có bản sắc độc đáo tạo nên sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách.

Du lịch Phú Thọ có những điểm đến hấp dẫn như: Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng, Việt Trì là thành phố Lễ hội, khu nước khoáng nóng Thanh Thủy, vườn Quốc gia Xuân Sơn, …Trong những năm qua cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Phú Thọ đã được nâng cấp 1200 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn, các phương tiện vận chuyển khách sang trọng đã thu hút trên ba triệu lượt khách mỗi năm. Để có những thông tin cung cấp cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các hãng lữ hành trong và ngoài nước và du khách. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ Biên soạn và xuất bản cuốn Sổ tay du lịch Phú Thọ. Sổ tay sẽ giúp ích cho các hãng lữ hành, các du khách có được những thông tin đầy đủ và chính xác, để lựa chọn và thực hiện các chuyến thăm quan du lịch tới Phú Thọ một cách dễ dàng, thuận tiện và phù hợp với nhu cầu của du khách.

I/ Các danh thắng của tỉnh Phú Thọ:

1.Di tích lịch sử và Lễ hội Đền Hùng:

– Di tích lịch sử Đền Hùng:

du-lich-den-hung-hanh-trinh-du-lich-viet

Đền Hùng thuộc Thôn Cổ tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đền Hùng là một hệ thống kiến trúc, thờ các Vua Hùng. Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Các ngôi đền nằm trên núi Nghĩa lĩnh có độ cao 175m so với mực nước biển. Núi Nghĩa Lĩnh trông xa giống như đầu Rồng hướng về phía Nam, cảnh ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của Sơn Thủy hội tụ. Cụm Di tích lịch sử Đền Hùng có các kiến trúc như sau:

Cổng Đền: Được xây năm Khải Định thứ hai( 1917), cổng xây cao 8,5m, rộng 4,5m, nóc cổng có hình dáng tám mái nhỏ, hai bên có đắp phù điêu hai võ sỹ, một cầm dao, một cầm chùy.

– Đền Hạ: Đền Hạ được xây dựng vào thế kỷ thứ XVII theo kiểu chữ nhị gồm hai tòa, mỗi tòa ba gian. Tương truyền nơi đây mẹ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành 100 người con, nghĩa đồng bào được bắt đầu từ đây.

– Chùa Thiền Quang: Nằm ở phía bên phải Đền Hạ, kiến trúc chủ yếu là cột gỗ có đá kê. Chùa được xây dựng vào thời Lý và thời Trần. Chùa dựng lại vào thời nhà Lê 1427-1573,  chùa thờ Phật theo phái đại thừa, trước cửa chùa có cây thiên tuế khoảng 700 năm tuổi.

– Đền Trung( Hùng Vương Tổ Miếu): Đền Trung được xây sớm nhất trên núi Nghĩa Lĩnh. Đến thế kỷ XVII được xây dựng lại như kiểu dáng hiện nay. Tương truyền nơi đây các Vua Hùng thường họp bàn việc nước. Đền Trung cũng là nơi Vua Hùng thứ 6 nhường ngôi cho Lang Liêu,  đã có công làm ra bánh chưng, bánh dầy.

– Đền Thượng( Kính Thiên Lĩnh Điện): Đền Thượng được trùng tu vào năm Khải Định thứ 2( 1917), đền làm theo kiểu chữ “ Vương”. Phía trước đền có bốn cột trụ được trang trí, điêu khắc “ Lưỡng Long Chầu Nguyệt”. Đền Thượng là nơi các Vua Hùng thường làm lễ tế trời đất, mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, muôn dân được ấm no hạnh phúc.

– Lăng Vua Hùng: Lăng được xây bên trái phía trước Đền Thượng, Lăng hình vuông, cột liền tường, tám mái có đao cong, trong Lăng có mộ khối hình chữ nhật.

– Đền giếng: Được xây dựng vào thế kỷ thứ XVII ở chân núi phía Nam Nghĩa Lĩnh, gồm ba lớp nhà và hai nhà oản hai bên. Trong Đền có Giếng Ngọc, tương truyền là nơi hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa thường soi gương, chải tóc. Nước Giếng trong không bao giờ cạn, Đền gồm hai tòa không có trạm trổ.

+ Lễ hội Đền Hùng:

tải xuống (4)

Lễ hội Đền Hùng là Lễ hội có quy mô lớn nhất trong cả nước. Lễ hội diễn ra từ sau tết Nguyên đán đến hết tháng ba âm lịch. Lượng khách đến tham dự Lễ hội đông nhất từ ngày 01 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hàng năm có khoảng trên ba triệu lượt khách về Đền Hùng thắp hương viếng Mộ Tổ và tham dự Lễ hội. Ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, đã được công nhận là ngày Quốc Giỗ tại Nghị định số 82/2001/NĐCP ngày 06 tháng 11 năm 2001. Phần Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tiến hành với nghi lễ tôn nghiêm, trọng thể tại Đền Thượng. Lễ Dâng hương được tổ chức ở cấp Nhà nước vào những năm chẵn, ở cấp tỉnh những năm còn lại. Nhân dân các địa phương xung quanh như xã Hùng Lô, xã Chu Hóa, xã Sơn Vi, thị trấn Lâm Thao, xã Hy Cương… tổ chức Rước kiệu đến Đền Hùng. Phần hội diễn ra dưới chân núi Nghĩa Lĩnh với các trò diễn dân gian như: Múa Lân, múa sư tử, kéo co, tứ dân chi nghiệp…Các hoạt động văn hóa nghệ thuật như: Hát dân ca, hát xoan, hát ghẹo…Các cuộc thi nấu cơm, giã bánh dầy, gói nấu bánh chưng… Thi đấu thể thao: Bóng chuyền, vật…Với sự tham gia đông đảo của hàng vạn người dân địa phương và du khách thập phương tới tham dự lễ hội. Trong dịp lễ hội các địa hương xung quanh Đền Hùng cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa để tạo thêm không khí tưng bừng náo nhiệt cho Lễ hội Đền Hùng.

  1. Di tích lịch sử và Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ:

+ Di tích Đền Mẫu Âu Cơ:

denmauauco(1)

Đền Mẫu Âu Cơ thuộc xã Hiền Lương- huyên Hạ Hòa- tỉnh Phú Thọ. Đền Mẫu Âu Cơ cách thành phố Việt Trì 80km và cách Hà Nội( cầu Trung Hà) 70km. Đền Mẫu Âu Cơ được xây dựng vào năm 1475 trên một quả gò đất cao, giữa khoảng đất rộng thoáng của cánh đồng. Ngôi đền nằm dưới gốc Đa Cổ thụ, quay mặt về phía Nam. Bên tả có giếng Loan, bên hữu có giếng Phượng, phía trước có núi giác đẹp như một thư án, sau lưng có Sông hồng uốn khúc bao bọc, cây cối xanh tốt. Kiến trúc Đền gồm 5 gian Đại Bái và ba gian hậu cung trong Đền có nhiều bức trạm gỗ quý giá, có giá trị mỹ thuật điêu khắc, có các Cổ vật có giá trị như: Tương Âu Cơ, tượng Đức Ông, Long Ngai, khảm thờ. Đền Mẫu Âu Cơ là di tích thờ Quốc Mẫu quan trọng trong hệ thống di tích lịch sử của tỉnh Phú Thọ.

+ Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ:

Lễ hội tổ chức chính vào ngày 07 tháng giêng âm lịch hàng năm. Ngoài ra còn có các ngày lễ khác như ngày 10 và 11 tháng 2 (âm lịch), ngày 12 tháng 3( âm lịch), ngày 13 tháng 8( âm lịch), và ngày 25 tháng 12( âm lịch) là ngày “Tiên thăng về trời”. Mở đầu lễ hội là lễ tế thành hoàng ở đình Đức Ông sau đó rước kiệu vào đền Quốc Mẫu( vào khoảng 07giờ đến 09giờ sáng), đám rước vào đến sân đền và phần lễ tại đền Mẫu Âu Cơ được tiến hành : Đầu tiên là lễ dâng hương và lễ vật(100 cầu bánh ngọt, 100 phẩm oản, và hoa quả), sau đó là đội tế nữ quan gồm 12 cô gái thanh tân tiến hành lễ Mẫu theo nghi lễ truyền thống. Sau phần tế lễ, nhân dân thập phương và khách thập phương vào đền lễ Mẫu dâng hương hoa. Ngoài sân Đền diễn ra các trò chơi dân gian như: Đu tiên, đánh cờ người, chọi gà, tổ tôm điếm, các hoạt động văn hóa, văn nghệ và chợ quê được tổ chức để tăng thêm không khí vui tươi cho ngày hội.

3.Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Di tích nằm ở xã Cổ Tiết- huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ, cách huyện lỵ Tam Nông 6km. Di tích được xếp hạng cấp quốc gia tai Quyết định số 65/QĐ- BT ngày 16 tháng 01 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin.

Đây là nhà cụ Hoàng Văn Nguyên thuộc xóm Gò, thôn Cổ Tiết, xã Cổ Tiết- huyện Tam Nông. Chủ tịch Hồ Chí Minh về làm việc tại đây từ rạng ngày 04/3/1947 đến ngày 18/3/1947. Tại đây Người đã viết một số thư điện sau:

– Thư gửi đồng bào toàn quốc ngày 05/3/1947

– Thư gửi đồng bào hậu phương ngày 05/3/1947

– Gửi Quốc hội và nhân dân Pháp ngày 05/3/1947

– Thư gửi giám mục La Hữu Tử 10/3/1947

– Trả lời phỏng vấn về lời tuyên bố của Thủ tướng Pháp Ramandiê ngày 09/3/1947

– Thư gửi Bộ nội vụ về việc chuyển các cơ quan về nơi an toàn

– Ký sắc lệnh số 298 định rõ về thể thức ngoại thương và lập ngoại thương cục ngày 14/3/1947

– Biên tập cuốn “  Đời sống mới” ký tên Tân Bình

Đọc Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo và phép dùng binh của Tôn Tử. Đêm ngày 18/3/1947 Người về Cổ Tiết sang Chu Hóa huyện Lâm Thao tiếp tục chặng đường kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Đặc biệt Người đã đặt tên cho các đồng chí bảo vệ, giúp việc cho Bác là : Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi nhằm khẳng định mục đích kháng chiến của cách mạng Việt Nam.

  1. Vườn Quốc gia Xuân Sơn:

50495223d39f9

Vườn Quốc gia Xuân Sơn thuộc địa bàn huyện Tân Sơn- tỉnh Phú Thọ. Vườn quốc gia Xuân Sơn có tổng diện tích là 33.687ha, trong đó vùng lõi của vườn là 15.048ha và vùng đệm là 18.639ha. Vườn Quốc gia Xuân Sơn có hệ thống đa dạng sinh học được bảo tồn. Theo thống kê vườn Quốc gia Xuân Sơn có 1217 loại thực vật, trong đó có 665 loài cây thuốc, 300 loài cây rừng có thể làm rau ăn, có các loại thực vật bậc cao như: Re, dẻ, sồi, vá, táu muối, chò chỉ, dổi, kim dao. Rừng chò chỉ Xuân Sơn được đánh giá là giàu và đẹp nhất miền Bắc, có nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi có đường kính tới 2m và cao 30m. Vườn Quốc gia có 365 loài động vật trong đó có 46 loài ghi trong danh sách đỏ Việt Nam và 18 loài ghi trong sách đỏ thế giới, có loài cá cóc bụng đỏ là loài động vật quí hiếm. Có 3 đỉnh nuí cao trên 1000m đó là các đỉnh: Núi Ve, núi Ten và núi Cẩn.Hệ thống hang động đá vôi rất phong phú và đa dạng có nhiều màng đá, nhũ đá, cột đá đẹp. Đã phát hiện khoảng 30 hang động có các kích thước lớn nhỏ khác nhau: Hang Lun, hang Lạng, hang Na, hang Dơi, hang Sơn Dương, hang Thổ Công, hang Thiên Nga, hang Chồn Trắng, hang Trăng Tròn…Hang Lạng là hang lớn nhất và dài nhất ăn sâu vào núi Ten, vòm hang có chỗ cao tới 20m và rộng 20m. Hệ thống thác nước trong vườn Quốc gia được tạo bởi các con suối đổ từ trên núi xuống rất đẹp đó là: Thác Xoan, thác Kẹm, thác 99 tầng, thác Tô Anh, thác Tô Em, Thác nước mọc.Trong vườn Quốc gia còn có các dân tộc: Mường, Dao cư trú tại các bản: Lạng, Dù, Lấp, Thang, Xoan, Ong, Dâm…Đặc biệt ở đây còn giữ được phong tục tập quán truyền thống với các lễ hôi dân gian, các điệu nhảy múa ca hát rất độc đáo. Vườn Quốc gia Xuân Sơn là một thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tuyệt đẹp là điểm đến hấp dẫn đối với du khách.

  1. Mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy:

11392822_107387812932484_6029581831175569231_o

Mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy nằm trên địa bàn xã La Phù, xã Bảo Yên- huyện Thanh Thủy- tỉnh Phú Thọ. Mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy nằm cách thành phố Việt Trì hơn 40km, giáp với thành phố Hà Nội mở rộng( Từ cầu Trung Hà đi dọc theo bờ đê Sông Đà 11km là đến mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy), là một điểm đến hết sức thuận lợi cho du khách. Mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy được phân bổ dọc theo bờ Sông Đà với diên tích trên 300ha. Nước khoáng nóng ở độ sâu cách mặt đất 30m đến 40m, độ nóng của nước đạt từ 45độ đến 46 độC. Thành phần của nước có các nguyên tố vi lượng có tác dụng tốt cho việc chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. Trữ lượng nước khoáng đủ khả năng khai thác phục vụ cho du khách lâu dài với lưu lượng khoảng 2500m3/ngày .Tỉnh Phú Thọ đã quy hoạch khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy với các dự án xây dựng các khu chữa bệnh, nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, tổ chức hội nghị, hội thảo…Hiện nay vào các dịp ngày nghỉ có hàng ngàn lượt du khách mỗi ngày đến nghỉ và tắm nước nóng tại khu nước khoáng nóng Thanh Thủy.

  1. Ao Giời- Suối Tiên:

Ao Giời- Suối Tiên thộc địa phận xã Quân Khê- huyện Hạ Hòa- tỉnh Phú Thọ. Suối Tiên bắt nguồn từ núi Nả có độ cao trên 1000m. Suối chảy từ trên cao xuống tạo nên một hệ thống thác đẹp, có thác đổ xuống những khu vực nước sâu và trong xanh, có thác lại đổ xuống nhưng bái đá cuội, đá tảng ngũ sắc lấp lánh, tạo nên vẻ đẹp kỳ ảo. Có khoảng 10 thác lớn nhỏ với các đặc điểm riêng biệt về độ cao, vực đổ nước và cảnh quan xung quanh đã được người dân nơi đây đặt cho những cái tên rất đẹp như: Ao Giời, Giếng Bụt, Vực Xanh, Động Không Đáy, Lòng Huyền, Thác Mây, Động Tiên, Thác Gió, Thác Chum, Thác Ba Tầng, Bể Ngọc…Ven suối có các bãi đá và phiến đá rất đẹp có hình thù đa dạng phong phú được đặt những cái tên độc đáo như: Bệ đá Voi Quỳ, bệ đá Hổ Phục, Cổng Trời, Cánh Tiên…Ao Giời- Suối Tiên cách Đền Mẫu Âu Cơ khoảng 10km, cách đầm Vân Hội 3km. Ao Giời- Suối Tiên là một điểm đến lý tưởng cho các du khách có nhu cầu thưởng thức các thắng cảnh thiên nhiên sau khi đã đi thăm và thắp hương tại Đền Mẫu Âu Cơ.

  1. Đầm Ao Châu:

Nằm trên khu vực của thị trấn ấm Thượng- xã Yên Sơn- huyện Hạ Hòa. Đầm Ao Châu có diện tích mặt nước trên 300ha nổi lên giữa một vùng đồi trung du, tạo nên 99 ngách ăn sâu vào một vùng đồi gò rộng lớn với diện tích trên 1000ha. Nước trong đầm luôn trong xanh và sạch, độ sâu của nước trung bình từ 8 đến 10m, chỗ sâu nhất là 15m. Những quả đồi đất nổi lên giữa đầm nước mênh mông được trồng các loại cây bản địa như chè, cọ đặc biệt là các đồi vải chín đỏ vải vào mùa hè hàng năm tạo nên bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp. Vùng núi và đồi ven hồ là những rừng cây xanh tốt tạo nên một cảnh quan rất thơ mộng. Đầm Ao Châu đã được quy hoạch để xây dựng thành một khu du lịch sinh thái với hệ thống các khách sạn sang trọng, các khu nghỉ dưỡng với các trò vui chơi giải trí như bơi thuyền, đua thuyền trên mặt đầm. Đầm Ao Châu nằm cách Việt Trì 70km, thời gian đi ô tô mất gần 2 giờ có thể thực hiện một kỳ nghỉ bổ ích và lý thú.

 

7.Đầm Vân Hội:

Nằm ở xã Hiền Lương- huyện Hạ Hòa- tỉnh Phú Thọ. Đầm tiếp giáp với xã Vân Hội và xã Việt Cường- huyện Văn Chấn- tỉnh Yên Bái. Đầm Vân Hội có diện tích trên 200ha, độ sâu của nước từ 7m đến 8m, chỗ sâu nhất đạt 20m. Đầm có hệ thống cung cấp và thoát nước mở nên luôn giữ mực nước ổn định, mùa mưa và mùa cạn nước chỉ chênh lệch nhau khoảng 1,3m. Nước trong Đầm rất trong và sạch. Xung quanh Đầm có hệ thống núi và đồi và rừng của các xã Quân Khê- huyện Hạ Hòa- Phú Thọ, xã Vân Hội, xã Việt Cường huyện Văn Chấn( tỉnh Yên Bái) vây bọc tạo nên cảnh quan thơ mộng. Trên mặt Đầm có khoảng 40 đảo, đảo lớn nhất có diện tích 10ha, còn lại là đảo nhỏ từ 0,5 đến 1ha với các loại cây như: Cọ, chè, keo…Tạo nên phong cảnh hữu tình. Đường cao tốc xuyên á: Hải Phòng- Hà Nội- Côn Minh( Trung Quốc) chạy qua cách cửa Đầm( Ngòi Vần) khoảng 700m. Từ Việt Trì lên Đầm Vân Hội khoảng 80km đi mất 2 giờ xe ô tô. Đầm Vân Hội cách Đền Mẫu Âu Cơ( Hạ Hòa) 1km, cách Ao Giời- Suối Tiên 3km. Đầm Vân Hội được quy hoạch thành khu du lịch nghỉ dưỡng- vui chơi giải trí cao cấp.

  1. Thác Cự Thắng:

Thác Cự Thắng thuộc xã Cự Thắng- huyện Thanh Sơn- tỉnh Phú Thọ. Thác Cự Thắng phố Vàng huyện Thanh Sơn khoảng 18km. Thác Cự Thắng có chiều cao 10m, nước chảy với lưu lượng nước quanh năm, dưới chân thác là hồ nước rộng và nước rất trong, là nơi tắm rất lý tưởng. Xung quanh khu vực thác và dọc theo dòng suối là rừng cây xanh tốt và các bãi đá cuội tạo nên cảnh quan đẹp. Thác Cự Thắng là một điểm đến nghỉ ngơi lý tưởng vào những ngày nghỉ mùa hè.

  1. Ngã ba sông Bạch Hạc:

Bạch Hạc có tên gọi xuất sứ từ lâu đời. Sách“ Lĩnh nam chích quái ”chép: “ Đất Phong Châu thời thượng cổ có một cây lớn gọi là cây Chiên Đàn, cành lá rập rạp, có chim Hạc làm tổ ở trên, nên gọi đất ấy là Bạch Hạc. Ngã ba Bạch Hạc nơi hợp lưu của ba con sông lớn: Sông Thao, Sông Đà và Sông Lô. Vùng đất này có thế “ sơn chầu, thủy tụ” dồi dào “ khí thiêng sông núi”. Do thế đất thuận lợi có núi, đồi và đồng bằng nên đã được người Việt Cổ chọn làm nơi cư trú: nước ngập thì lên đồi núi kiếm ăn, mưa thuận gió hòa thì xuống đồng bằng gieo cấy. Nơi đây đã được Vua Hùng chọn làm đất xây dựng nên Nhà nước Văn Lang. Bạch Hạc còn lưu giữ biết bao truyền thuyết của thời đại Hùng Vương, Tiên Ông đặt tên cho 100 người con của Lạc Long Quân trên bến sông…….vẫn còn hòn đá hằn gót chân Tiên Ông, truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh đấu võ, truyền thuyết về hai anh em Thổ Lệnh và Thạch Khanh…Nơi đây còn có nhiều di tích lịch sử văn hóa như hệ thống đền chùa Tam Giang, đình Bạch Hạc, đền Lang Đài, miếu Hà thần…và các lễ hội nổi tiếng như: Lễ hội bơi chải Bạch Hạc, hội thi giã bánh giày, hội đấu vật…Mỗi tên đất tên làng đều gắn với những truyền thuyết đẹp của thời đại Hùng Vương. Ngã ba Bạch Hạc đã từ lâu nổi tiếng bởi một vùng sông nước hữu tình, sầm uất trên bến dưới thuyền, buổi chiều tà mặt trời đỏ ối lặn sau dãy Ba vì, trên sông các thuyền thả lưới đánh cá vọng vang trong những làn điệu dân ca tạo cho Bạch Hạc một thắng cảnh nên thơ. Bach Hạc là một điểm đến hấp dẫn với các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể độc đáo, đặc sắc, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú sẽ làm hài lòng du khách sau mỗi chuyến đi.

  1. Rừng cọ trung du:

Phú Thọ là quê hương của cọ, cây cọ đã trở thành biểu tượng của Phú Thọ. Vùng đồi trung du san sát như bát úp của Phú Thọ với diện tích hàng chục ngàn hecta được phủ xanh bởi rừng cọ tạo nên một cảnh quan dẹp và hấp dẫn du khách. Những buổi trưa hè nằm trong rừng cọ thưởng thức những làn gió thơm của vùng đồi trung du thật sảng khoái, dễ chịu bao nhiêu mệt nhọc đều tan biến. Thật ấn tượng ngắm nhìn mỗi buổi bình minh lên hay chiều tà rừng cọ cao vút “ xòe tay” vẫy gọi “ khua gươm” như một đại đoàn quân dũng mãnh đang xung trận bảo vệ tổ quốc. Cây cọ cũng như cây tre đã bao đời gắn bó với cuộc sống của cộng đồng dân cư nông nghiệp người Việt suốt từ thủa bình minh dựng nước cho đến ngày nay. Mái nhà lá co, nón lá, áo tơi…đã che chở nắng, mưa, sương, gió qua ngàn đời cho con người tồn tại và phát triển. Ngày nay rừng cọ Phú Thọ vẫn là nơi cung cấp nguyên liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và hơn thế nữa nó là một cảnh quan rất hấp dẫn cho các chuyến du lịch sinh thái, nghỉ ngơi, thư giãn lý tưởng.

  1. Đồi chè trung du:

Phú Thọ đã từ lâu nổi tiếng là đất trồng chè, với diện tích trồng chè trên 12 ngàn ha và sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt 150.000 tấn/năm. Hàng năm Phú Thọ xuất khẩu trên 10 ngàn tấn chè búp khô. Ai đã từng qua vùng đồi trung du Phú Thọ các huyện Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hoà, Cẩm Khê, Phù Ninh…không thể nào quên những đồi chè xanh mơn mởn, trông như những mâm xôi tầng tầng, lớp lớp ngút ngàn tạo nên cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Những cô gái miền trung du nhanh tay thoăn thoắt hái những búp chè, miệng luôn cươi tươi trong các làn điệu dân ca tạo nên cuộc sống thanh bình, êm ả của một vùng quê. Thật thú vị khi được thưởng thức vị trà đậm đà, đắng nhẹ, ngọt hậu về sau từ những ấm trà nhỏ của các lão nông vùng đất chè trong những câu chuyện về cây chè, rồi về truyền thuyết của thời đại dựng nước…Thật là vui vẻ sảng khoái thưởng thức bát nước chè xanh của các bà “bủ”, bà “ Bầm” mỗi khi nóng nực. Cảnh đẹp của những đồi chè, cuộc sống lao động sản xuất vui vẻ chàn đầy tinh thần lạc quan của những nhà sản xuất, chế biến chè cùng với văn hóa chè của người Phú Thọ đã tạo nên một điểm đến với các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa cực kỳ lý thú và hấp dẫn.

 

II/ Lễ hội, Di tích lịch sử văn hóa và Di tích khảo cổ:

  1. Lễ hội:

+ Lễ hội bơi chải Bạch Hạc:

Địa điểm Lễ hội: Phường Bạch Hạc- thành phố Việt Trì- tỉnh Phú Thọ.

Thời gian tổ chức Lễ hội: Ngày 10 tháng 3 âm lịch.

Đây là lễ hội sông nước được tổ chức để nhắc lại tích Thần Thổ Lệnh đưa Tản Viên khi ngài đến thăm Bạch Hạc trở về. Tham gia hội thi có 4 giáp: Thiên Hạc, Đông Nam, Thần Trúc, Bộ Đầu. Mỗi giáp có 1 chải được sơn một màu: Chải Tiên Hạc màu xanh, chải Đông Nam màu trắng, chải Thần Trúc màu đỏ, chải Bộ đầu màu vàng. Khi đua mỗi chải có 50 tay chèo và một người cầm lái, một người cầm cỗ, một người gõ mõ làm nhịp. Trang phục của các tay chèo cùng màu với màu chải. Đường bơi bắt đầu từ cửa Đền xuống ngã ba sông, vòng lên Làng Tiên Cát, các tay chải vào làm lễ tại đền Chi cát nơi thờ Thạch Khanh rồi quay về đích trước cửa Đền.

Khi chải đầu tiên cán đích thì tiếng reo hò của hàng chục ngàn người xem vang lên không ngớt. Lễ hội bơi chải Bạch Hạc gắn với cụm di tích Đền Chùa Tam Giang và thắng cảnh ngã ba sông Bạch Hạc đã thu hút được hàng chục ngàn đồng bào và du khách đến tham dự.

 

+ Hội Phết Hiền Quan:

Địa điểm tổ chức lễ hội: Xã Hiền Quan- huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ.

Thời gian diễn ra lễ hội: Ngày 12 va 13 tháng giêng âm lịch hàng năm.

Ngày 12 là ngày cáo hội: Buổi sáng rước kiệu và án nhang từ Đền thờ Thiều Hoa về đình, trên kiệu có đặt long ngai và quả phết. Sau tế Lễ là tổ chức điểm binh. Ngày 13 là ngày chính hội: Rước kiệu , Long ngai, án nhang ra đình, Lễ dâng hương tưởng niệm và tế lễ tại đình. Buổi chiều là phần hấp dẫn nhất của ngày hội đó là trò kéo quân đánh phết, trai làng chia làm hai phe, mỗi phe khoảng 50 đến 60 người cởi trần mặc quần dài, thắt lưng màu đỏ bỏ múi tay cầm dùi phết. Sau khi làm lễ trước bàn thờ, các cụ cầm cờ chéo ngang đầu đi dọc hai hàng quân như điểm binh và các cụ dẫn hai cánh quân chạy ra bãi hội vừa đi vừa giơ cao dùi phết, móc từng đôi vào nhau theo hình chữ A. Khi đoàn tiến ra giữa bãi, chủ tế đứng bên lò phết đọc bài hò phết. Sau đó chủ tế ném quả phết xuống lò, hai người cầm giữ phết đạp xuống hai bên lò phết 10 lần rồi đưa dùi phết móc quả phết lên, lập tức cuộc tranh cướp phết bắt đầu. Khi một người cướp được quả Phết chạy ra thì hàng trăm người rượt theo, xô vào dành dật quả phết vô cùng quyết liệt, chỉ khi một người ôm được quả phết vào lòng chạy qua hàng rào cây nêu ranh giới thì cuộc chơi mới tạm dừng. Sau quả phết thứ nhất chủ tế lại cùng các chàng trai rước quả phết thứ hai, rồi quả phết thứ ba trình tự như ban đầu. Cuộc chơi không hề có giải thưởng nhưng ai cướp được phết thì năm đó sẽ được nhiều may mắn. Sau ba bàn phết, chủ tế vào làm lễ rồi rước ba quả chúi trên mâm…. Đến bãi hội rồi ném từng quả theo ba hướng theo phía xuôi dòng sông. Một lần nữa hàng trăm người nhảy lên đón chúi rồi giành giật, xô đẩy mong kiếm được quả lộc mang về. Tan hội dân làng làm lễ tạ rồi rước kiệu từ Đình về Đền, mọi người ra về mang trong lòng một niềm vui phấn khởi.

 

+ Lễ rước ông Khiu- bà Khiu:

Lễ hội được tổ chức tại xã Thanh Đình- thành phố Việt Trì.

Thời gian tổ chức lễ hội: Ngày 04 tháng 01 âm lịch hàng năm.

Lễ rước ông Khiu, bà khiu được gọi là lễ cầu mùa. Lễ vật bao gồm: một bánh chưng tày dài khoảng 40cm, một cành đào, một bó lúa nếp, một bó lúa tẻ được tẽ ra xung quang mâm, dưới có nhiều hạt: Ngô, đỗ, lạc, vừng. Xung quanh kiệu có dắt các bông lau, bông chít.

Đóng ông Khiu là một người đàn ông 60 đến 65 tuổi, khỏe mạnh, còn song toàn vợ chồng, con cái thì có trai có gái, ông Khiu trong trang phục màu xanh lam, quần trắng, đầu đội mũ tế, chân đi hia.

Đóng bà Khiu là một người thanh niên nam đóng giả tuổi từ 12 đến 17, khỏe mạnh, tuấn tú, còn bố mẹ song toàn, trang phục áo mớ ba, mớ bảy, váy màu đen, đầu đội nón ba tầm chân đi guốc nhỏ, tay cầm một túi nhỏ bằng vải hoa trong có 9 miếng trầu cánh phượng, 9 miếng cau, 9 miếng vỏ cay. Ông Khiu, bà Khiu được rước trên kiệu từ đình đến Oa nhà Nít( Còn gọi là đá dai hay cái của phụ nữ). Trong phần lễ hội tại Oa nhà Nít ông Khiu cầm bánh chưng tày tượng trưng cho dương vật đâm xuống Oa nhà Nít ba lần. Sau khi làm lễ lại rước ông Khiu, bà Khiu về đình. Tại đây ông Khiu, bà Khiu tung bánh chưng và mâm ngũ cốc cho dân làng cướp, ai cướp được nhiều bánh thì may mắn sinh con trai, ai cướp được nhiều hạt ngũ cốc thì năm đó có mùa màng bội thu.

 

+ Lễ hội Trò Trám và rước lúa thần:

Lễ hội được tổ chức tại xã Tứ Xã- huyện Lâm Thao- tỉnh Phú Thọ.

Thời gian tổ chức: Đêm ngày 11 và ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội Trò trám là lễ hội phồn thực của người Việt cổ, cầu cho mùa màng tươi tốt, mọi vật sinh sôi nảy nở, Lễ hội Trò trám gồm ba phần chính:

– Phần một: “Lễ mật tát đèn” đêm ngày 11 tháng giêng diễn ra tại Miếu Trò, chủ tế đưa cho con trai một vật bằng gỗ  và con gái một vật hình mui rùa tượng trưng cho sinh thực khí.  Đôi trai gái sau câu xướng của chủ tế “ Linh tinh tình phộc” phải rướn người lên, giơ cao dùi gỗ, nui rùa miệng há rồi chọc mạnh vào nhau. Nghi lễ này diễn ra ba lần, nếu cả ba lần đâm trúng thì năm đó gặp nhiều may mắn.

Phần hai:Lễ rước lúa thần khoảng từ 8 đến 9 giờ sáng ngày 12 tháng giêng nhưng từ chiều tối hôm trước bát hương được rước từ miếu ra trám cúng “ Tế cao” và sáng 12 tháng giêng là tế đốn, sau đó là rước luá diêũ qua cánh đồng thôn xóm và cuối cùng là về miếu Trò.

Phần Ba: Hội trình nghề tứ dân chi nghiệp: Sỹ, Nông, Công, Thương. Các nhân vật chính trong trò trình nghề này chủ yếu là những nhân vật ở nông thôn, trong đó nổi bật là các vai thợ cày, thợ cấy, thợ mộc, thợ câu, kéo sợi, người bán xuân, thầy đồ…Trò diễn đi quanh khắp làng và điểm cuối cùng là diễn ra ở sân miếu Trò. Trò trám phản ánh khát vọng, nét sinh hoạt buổi hoang sơ của dân cư đất Việt cổ ven Sông Hồng và là một trong những lễ hội cổ xưa nhất còn lưu truyền đến ngày nay.

 

+ Lễ Hội Tịch Điền: ( Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa)

Lễ hội được tổ chức tại xã Minh Nông- thành phố Việt Trì- tỉnh Phú Thọ

Thời gian tổ chức lễ hội vào ngày 01 tháng 6 âm lịch hàng năm

Lễ hội được bắt nguồn từ nhữểTtuyền thuyết trong buổi bình minh dựng nước của các Vua Hùng. Truyền thuyết kể rằng: Các vùng đất bãi ven sông hàng năm được phù sa bồi đắp màu mỡ, Vua Hùng thấy đất tốt có lúa hoang dại mọc lên bèn gọi dân đến bảo cách đắp bờ giữ nước, thu giữ hạt lúa hoang dại đem gieo mạ rồi cấy lúa vào các thửa ruộng đã được giữ nước. Lúc đầu dân không biết cấy, Vua phải dừng ngựa ở đồi Mã Lao, nhổ mạ, cấy lúa cho dân làng xem. Mọi người làm theo, cấy lúa cho đến lúc mặt trời đứng bóng,  Vua và dân cũng nghỉ ngồi tại bãi đất cao giữa đồng. Trước đây đàn tịch điền được xây xung quanh bằng đá ong dài 8m, rộng 7m, cao 1,3m, xung quanh trồng gai sọng. Trong đắp hình hổ phù dài 1,2m, cao 0,3m nằm trên bệ giữa đàn: xây bệ cao 1,2 m, dài 0,6m, rộng 0,8m, trên đặt bát hương đường kính 30cm, lễ vật đặt cạnh bát hương, diện tích còn lại đặt vừa hai chiếu, sàn trồng cỏ. Lễ vật dùng cúng tế: Ván sôi gà, trầu, cau, hương, rượu, nước…Phần lễ được tiến hành rất uy nghiêm, trình tự theo quy định. Cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt để dân khang, vật thịnh. Sau khi nghi lễ được tiến hành, ông chủ tế sắn quần lội xuống lấy một bó mạ rồi cắm cây nêu, nổi chiêng trống kết thúc buổi lễ xuống đồng.

 

+ Hội rước voi Đào Xá:

Hội được tổ chức tại xá Đào Xá- huyện Thanh Thủy- tỉnh Phú Thọ.

Thời gian tổ chức lễ hội: 03 ngày( 27,28 và 29 tháng giêng âm lịch hàng năm). Hội rước voi Đào Xá hay còn gọi là Lễ cầu tháng giêng.

Tương truyền: Vua Hùng thấy Hùng Hải( con trai thứ 19 của Lạc Long Quân) có công lớn trong việc khai thiên lập địa tự thủy vùng Tam Giang, đã ban thưởng cho 2 thớt voi trước khi ông về trông coi vùng đất Sông Nhị( Hải Dương). Trước khi chia tay Hồng Hải dẫn đôi voi về Đào Xá làm lễ tạ ba lần rồi từ biệt, cuộc tiễn đưa đầy quyến luyến cảm động, đôi voi dùng dằng chẳng muốn đi mắt đẫm lệ, nhưng cuối cùng cũng phải dứt lòng cùng chủ ra đi. Lễ hội được tổ chức từ sáng 27 tháng giêng, làng cắt đặt người mang: Bát biểu, chấp kích  , cờ tán, long và sắm lễ: Ba nải chuối, ba bát bánh trôi không nhân, ba con cá chép, rượu…làm lễ tế rước bài vị bát nhang, kèm sắc từ Đền Tam Công về ĐìnhX›Chiều ngày 27 thì tổ chức rước kiệu, rước voi ra đền. Sáng ngày 28 làm cỗ rước lên đình và cỗ để ở đình đến sáng ngày 29. Trong ngày 28 ở trong đình làm lễ tế, ngoài sân có nhiều trò chơi đặc sắc như: Múa voi, thi nấu cơm, chọi gà, kéo co…Hai ông voi được rước khắp sân đình. Sáng ngày 29 tháng giêng rước kiệu từ đình ra điếm và sau đó lại rước về sân đình và tế lễ tại đình. Chiều ngày 29 rước hoàn cung về đền vào làm lễ tạ.

 

+ Lễ hội bơi chải đền Đào Xá:

Lễ hội được tổ chức tại xã Đào Xá- huyện Thanh Thủy- tỉnh Phú Thọ.

Thời gian tổ chức lễ hội ngày 10 tháng 7 âm lịch.

Lễ hội bơi chải Đào Xá được tổ chức trên Đầm Đào Dị Nậu. Lễ hội gắn liền với sự tích thờ ba vị Thủy thần và đặc biệt là từ khi Lý Thường Kiệt đến đóng quân luyện thủy binh chuẩn bị đánh Tống thì lễ hội bơi chải được kéo dài thêm năm ngày nữa đến tận 15 tháng 7 âm lịch.

Dự cuộc đua có hai chải: Môt chải màu trắng( chải cái), một chải màu đỏ( chải đực). Mỗi chải dài 25m và có 24 người bơi. Lệ bơi: Mỗi lần bơi chỉ có ba dạo bơi ra, ba dạo bơi vào, sau đó mới được dương đàn, cờ, quạt. Mọi người khua trống chiêng, mõ reo hò cổ động cho cuộc thi. Lễ hội bơi chải Đào Xá đã tạo nên được những cảnh đẹp của văn hóa truyền thống.

 

+ Lễ hội rước Chúa Gái:

Lễ hôi được tổ chức tại hai xã: Xã Chu Hóa và xã Hy Cương- thành phố Việt Trì- tỉnh Phú Thọ.

Thời gian tổ chức lễ hội: Ngày 07 và 08 tháng 01 âm lịch.

Lễ hội rước Chúa Gái còn có tên gọi là Lễ hội Làng He, diễn tả sự tích Tản Viên đón dâu là công chúa Ngọc Hoa từ Đền Hùng về núi Tản Viên. Trước khi tổ chức lễ hội hai làng Vi và Trẹo phải lựa chọn một chúa gái tiêu chuẩn phải xinh đẹp, duyên dáng, chưa có chồng, tuổi từ 13 đến 18, bố mẹ song toàn, anh em có trai có gái. Lễ rước được tổ chức trọng thể theo nghi thức và phong tục truyền thống. Chúa gái được đón từ Đình cả để dân làng làm lễ tạ, sau đó cô dâu được rước qua thôn Trẹo( xã Hy Cương) để đưa về núi Tản theo Sông Hồng. Trên đường rước dân làng làm nhiều trò diễn, để làm vui lòng công chúa Ngọc Hoa, các trò diễn được đặt tên là trò “ Bách nghệ khôi hài”. Thông qua Lễ hội rước Chúa Gái nội dung phong tục hôn nhân thời đại các Vua Hùng dựng nước được thể hiện một cách khá đầy đủ và rõ nét. Đó là tục thách cưới là lễ đón dâu và thi chọn rể.

 

+ Lễ hội giã bánh dày làng Trúc Phê:

Lễ hội được tổ chức tại làng Trúc Phê- thị trấn Hưng Hóa- huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ.

Thời gian tổ chức lễ hội: Ngày 07 tháng giêng âm lịch.

Tương truyền hai chị em Hồ Thiên Hương và Hồ Tông là hai tướng thời của Tản Viên có công lớn trong cuộc chiến Phù Hùng đánh Thục và sau là phó Thục đánh Tần và Triệu. Để tưởng nhớ hai chị em là Thiên Hương và Hồ Tông tổ chức tiệc khao quân mừng chiến thắng và tưởng niệm bà Thiên Hương cứu viện giải vây cho Đinh Công Tuấn, dân làng Trúc Phê đã tổ chức lễ hội giã bánh dày. Cối giã bánh dày ở đây là cối phên nứa có kích thước là 1m được làm từ nan nứa cật, xung quanh cối được làm nẹp tre giữ cho cối chắc và khi giã bánh không bị tràn ra ngoài. Chày giã làm bằng gỗ lim hoặc táu, đầu chày được bịt bằng phên nứa đan nan đôi. Gạo nếp được chọn rất kỹ, không có đầu ruồi đen, đem ngâm đãi cho kỹ rồi cho vào sôi chín rồi đem giã. Mỗi cối có bốn người: Hai người giã bánh, một người vén bánh và một người cắt bánh, thời gian giã 15 đến 20 phút. Bánh có đường kính 15cm đến 20cm, cao 5cm có hình chân tượng. Bánh được đưa lên kiệu rước vào Đình Trúc Phê để chấm điểm. Bánh được giải được đưa vào thờ trong đình và người được giải sẽ có lộc và gặp may mắn trong năm.

 

 

 

 

+ Lễ hội cồng chiêng của dân tộc Mường:

Lễ hội cồng chiêng được tổ chức tại xã Tất Thắng- huyện Thanh Sơn- tỉnh Phú Thọ.

Thời gian tổ chức: Tháng giêng âm lịch, ngoài ra cồng chiêng còn được sử dụng vào các ngày Tết Nguyên Đán, Lễ đình, Lễ cầu mùa, Lễ tang, Lễ cưới…

Cồng chiêng được coi là biểu Trưng văn hóa Mường, nó không chỉ là nhạc cụ mà còn biểu thị cho sự giàu sang và vi thế. Cồng chiêng còn được dùng làm của hồi môn cho cô dâu về nhà chồng. Cồng là loại đường kính nhỏ 20 đến 30cm, Chiêng là loại đường kính lớn đến 60cm. Người ta gọi chung là Cồng. Giàn cồng đơn có 6 chiếc, giàn cồng kép có 12 chiếc. Trong giàn cồng có chiếc cồng chủ gọi là dàm, chiếc cồng bé nhất trong giàn gọi là cồng út hay cồng chét. Biểu diễn cồng chiêng có 2 cách: Cầm tay và treo trên giàn. Cồng chiêng được biểu diễn hòa tấu với các bài dân ca như: “ Đi đường”, “ Gọi nhau đi hội”, “ Sắc bùa”, “ Chào”, “Chúc rượu”. Cồng chiêng còn được biểu diễn cùng các loaị nhạc cụ khác như: Trống, kèn. Biểu diễn đánh cồng chiêng là nghệ thuật và tiếng cồng chiêng là nhạc đệm cho các bài hát, điệu múa của đồng bào mường. Hiện nay Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đứng ra tổ chức liên hoan cồng chiêng toàn tỉnh.

 

 

+ Hát xoan:

Hát xoan là một sản phẩm văn hóa độc đáo của Phú Thọ. Hát xoan có từ thời dựng nước gắn liền với các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương. Hát xoan có tên gọi là: Khúc môn đình( Hát cửa đình) được tổ chức vào mùa xuân để đón chào năm mới. Các họ xoan lần lượt khai xoan ở đình, miếu làng. Ngày 01 tết các họ xoan hát ở đình: An Thái, Kim Đức, Phù Đức, Thét. Từ ngày 05 tết cả 4 phường xoan đều hát ở các đình, nơi các làng chạ kết  “ nước nghĩa”. Các phường xoan đi hát từ ngày 5 tháng 01 âm lịch đến ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hát xoan phải theo trình tự đã quy định gồm 3 phần: Phần lễ nghi tín ngưỡng “ giáo trống giáo pháo”, phần trình diễn 14 quả cách và phần hát hội. Phần nghi lễ tín ngưỡng: Hát xoan có những lời chúc tụng và như một cầu khẩn được trình diễn theo đúng nghi thức trước cửa đình, nói lên cảm xúc của con người trước thần linh và sau là ca ngượi thánh thần. Phần trình diễn quả cách: Nội dung các quả cách là mô tả đời sống sinh hoạt của các tầng lớp người đương thời, ca ngợi cảnh vật thiên nhiên hoặc kể chuyện cổ tích xưa. Mỗi quả cách thường có cấu trúc ba phần: Giao cách( mở đầu), đưa cách( phần giữa), kết cách( phần cuối). Phần hát hội mang tính chất trữ tình giao duyên, yêu đương trai gái. Đây là giai đoạn ứng tác như: Hát ví, trống quân bao gồm các tiết mục múa hát, trò chơi. Hát xoan không phải là một lề lối ca hát thuần nhất mà thực sự là một hội. Hội xoan có dân ca giao duyên, đối đáp, xin hoa, đố chữ, hội xoan có cả múa hát, trình diễn sân khấu dân gian với những tiết mục khá độc đáo hấp dẫn như: Cài hoa, mó cá. Ca từ trong hát xoan là một diễn đạt khéo, sử dụng cái hay của hai dòng văn hoá bác học và dân gian. Mó cá được coi là tiết mục kết thúc quá trình diễn sướng hát xoan, có tiết tấu nhịp nhàng, khỏe khoắn gần với tiết tấu của bài hát lao động.

 

+ Hát ghẹo:

Hát ghẹo là hình thức hát đối, hát giao duyên. Đối dáp của nam nữ thường được tổ chức vào những ngày hội mùa xuân, mùa thu, hội được mùa và những đêm trăng sáng. Hát ghẹo ở Phú Thọ được tập trung nhiều nhất ở các thôn Phú Cường, Nam Cường xã Thanh Uyên- huyện Tam Nông và thôn Hùng Nhĩ- xã Hùng Sơn, xã Thục Luyện huyện Thanh Sơn. ở từng nơi tên gọi của hát ghẹo là khác nhau, ở Nam Cương gọi là hát “ Nước nghĩa”, ở Thục Nhĩ, Thục luyện gọi là hát “ Anh chị” hay hát ghẹo “ ghẹo anh” gọi là hát “ anh chị” có nghĩa là trong hát “ Nước nghĩa” hai bên đều gọi tên nhau là anh chị. Gọi là hát “ Ghẹo anh” vì xã sở tại bao giờ cũng là nữ hát và gọi nước nghĩa là anh. Hát ghẹo được tổ chức sau khi cuộc tế lễ đã kết thúc và không hát ở đình mà hát ở nhà tư. Nó không có nội dung khấn lễ, không dính dáng đến tế lễ, không phải là loại hình dân ca tín ngưỡng hoặc hát ở cửa đình. Hát ghẹo không phải là hình thức hát tự do như hát ví, đúm, trống quân mà giống như quan họ. Hát ghẹo được tổ chức trên hai hình thức: Hát cầu hội diện và hát thi. Hát cầu hội diện: Làng tổ chức hát họp nếu nhất trí thì mời nước nghĩa khoảng 12 người, dân làng cử một bà già và số chị em tương đương với số người mời nước nghĩa để ôn luyện ca hát và đón tiếp các anh nước nghĩa. Nước nghĩa được mời cử đi một, hai cụ ông và 12 anh. Các anh cũng ôn luyện ca hát để chờ ngày đi dự lễ và ca hát. Đây là hình thức hát đối nam nữ, các anh chị thường hát hai người “ Hát đôi”. Khi hát họ nhìn thẳng vào nhau để biểu lộ tình cảm, để khi hát ra vào đúng nhịp điệu.

Hát thi: Trong hát ghẹo hát thi không phải hát để lấy giải mà để cho cuộc thi thêm hào hứng sôi nổi. Có hai loại cuộc thi: Thi câu và thi giọng. Thi câu: Hát những lời ca sẵn có theo quy định, ai quên đoạn nào coi như bị thua. Thi giọng: Ai không biết giọng nào tính bị thua giọng. Các giọng hát có ví đại trầu, giọng sổng, sang giọng và ví tiễn chân. Hát ghẹo nước nghĩa thường hát từ chập tối, suốt đêm cho đến sáng hôm sau. Hát song các chị thay mặt dân làng tiễn nước nghĩa ra về.

+ Lễ hội rước kiệu xã Hùng Lô:

Lễ hội được tổ chức tại xã Hùng Lô- thành phố Việt Trì- tỉnh Phú Thọ.

Thời gian tổ chức lễ hội: Ngày 09 tháng 3 âm lịch đến 13 tháng 3 âm lịch.

Ngày 09 tháng 3 tổ chức lễ ở đình làng với lễ vật có gà thờ. Sau đó số ván gà được đem về nhà yến lão cạnh đình để mời các quan viên, bô lão và sau đó dân làng tổ chức trồng kiệu rước ngay tại đình làng và rước vào Đền Hùng. Đoàn rước kiệu có từ 200 đến 400 người ăn mặc trang phục lễ hội truyền thống thêu các hình long, ly, quy, phượng, đội nón xanh, chân quấn xã cạp đi giày…Nổi bật trong đoàn rước là 4 cỗ kiệu sơn son thếp vàng, đục trạm rất tinh vi. Đường rước kiệu từ Hùng Lô đến Đền Hùng là 9km, trên đường rước có các trạm nghỉ, tổ chức múa sư tử, rước tới ngã ba hàng nghỉ 1 đêm, sáng 10 tháng 9 rước vào Đền Hùng. Lễ rước kiệu Hùng Lô diễn ra uy nghi trang trọng, thu hút được sự tham gia của đông đảo nhân dân.

 

+ Lễ hội Đền Lăng Sương:

Lễ hội được tổ chức tại Đền Lăng Sương- xã Trung Nghĩa- huyện Thanh Thủy- tỉnh phú Thọ.

Thời gian tổ chức lễ hội: Ngày 15 tháng giêng âm lịch và ngày 25 tháng 10 âm lịch.

Lễ hội ngày 15 tháng giêng là ngày sinh đức thánh Tản Viên. Làng tổ chức rước kiệu từ Đền Lăng Sương ra bờ Sông Đà. Đến gần bờ sông chủ tế đứng trước hương án trên bày đồ thờ mâm ngũ quả, kiệu hướng về núi Tản và khấn mời Thánh Tản và bà mẹ nuôi Ma Thị về tham dự với dân làng. Sau đó lại rước kiệu quay về đền. Tổ chức các trò chơi: Chọi gà, đấu vật, tổ tôm, ném còn, kéo co, hát hội…

Lễ hội ngày 25 tháng 10 âm lịch: là ngày Mẫu hóa, dân làng tổ chức rước nước từ Sông Đà về Đền. Đêm ngày 24 tháng 10 làm Lễ tế Mẫu. Ngày 25 tháng 10 tổ chức rước kiệu từ Đền Lăng Sương ra bãi Trường Sa ở Sông Đà để đón Tản Viên về báo hiếu mẹ. Ngày 25 tháng 20 tổ chức lễ tế bò( bò thui cả con). Dân làng tổ chức các trò chơi: Đập niêu, bắt vịt dưới ao, đu tiên, đánh cờ người, hát đúm…Buổi tối tổ chức hát bội tại cửa đền. Lễ hội Lăng Sương là một trong những lễ hội nổi tiếng của vùng núi Tản Sông Đà trong hệ thống các di tích thờ thánh Tản Viên.

 

 

  1. Di tích lịch sử- Văn hóa:

+ Đình Đào Xá:

Đình Đào Xá được xây dựng tại xã Đào Xá- huyện Thanh Thủy- tỉnh Phú Thọ. Là di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Đình Đào Xá được xây dựng vào thời Vua Lê Gia Tông niên hiêu Đức Nguyên( 1674- 1675), theo kiến trúc chữ nhất gồm tòa đại đình ba gian, 2 dĩ. Đình có 48 cột gỗ, cột con có đường kính 55cm, cột hiên có đường kính 40cm. Chiều dài của đình 24m, chiều rộng 13,22m. Diện tích lòng đình hơn 300m2.Gian chính giữa có bàn thờ theo kiểu long án cách nền đình 2m, bên trên có 4 cánh cửa sơn sơn thiếp vàng, chạm trổ tứ linh và lưỡng long chầu nguyệt, đường nét chạm trổ tinh vi, mềm mại. Hai bên tả, hữu có bàn thờ được bố cục như gian chính giữa. Đình có 12 kẻ được trạm trổ cả 2 mặt rất tinh vi. Trên nóc Đình là lưỡng long chầu nguyệt, 4 đầu đao đắp nghé, hai đầu đốc mỗi bên đắp một con kìm. Đình Đào Xá thờ Hùng Hải Công( con thứ 19 của Lạc Long Quân).

+ Đình Hùng Lô:

Thuộc xã Hùng Lô- thành phố Việt Trì- tỉnh Phú Thọ. Đình Hùng Lô còn gọi là Đình Xốm. Đình được xây dựng vào thời Vua Lê Hy Tông( 1697). Đình và Đền sát nhau, tạo thành kiến trúc hình chữ “ Nhị”. Đình gồm tiền đế và đại đình, giữa hai tòa tiền đế và đại đình có long đình, hai bên long đình là lầu chiêng và lễ chông. Tiền tế gồm: 5 gian, 2 dĩ. Đại đình gồm: 5 gian xung quanh đại định được lịa ván. Mái đình cổ kính có những đầu đao cao vút. Đình Hùng Lô còn nhiều đồ thờ uy nghi và được trang trí bằng những bức chạm đẹp, đậm đà tính dân gian như “ Đinh Tiên Hoàng tập trận cờ lau”, “ Táng mả hàm rồng”, “ Đấu vật”…

 

 

+ Đình Lâu Thượng:

Đình Lâu Thượng nằm ở làng Lâu Thượng- xã Trưng Vương- thành phố Việt Trì- tỉnh Phú Thọ.

Đình Lâu Thượng thờ 4 vị Thần húy là: Tản Viên Sơn Thánh, Hai Bà Trưng, Lý Hồng Liên người đã có công dạy học, dạy dân nghề trồng dâu nuôi tằm. Đình Lâu Thượng được dựng vào thế kỷ XVII, Đình có kiến trúc đồ sộ, làm theo kiểu chữ Đinh, gồm có Đại bái 5 gian, 2 trái và hậu cung 3 gian. Đình có chiều dài 28m, chiều rộng kể cả hậu cung là 22m, được kết cấu theo kiểu 6 hàng chân gỗ với tổng số là 60 chiếc cột, cột có các đường kính là 0,75m, đường kính cột con là 0,56m. Đình là một công trình kiến trúc chạm trổ công phu bậc nhất của tỉnh Phú Thọ: Tổng số có ít nhất là mười hai bức chạm, đây là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian, tập trung chủ yếu vào hình ảnh con rồng: Quần long hội tụ, long, ly, quy, phượng, lưỡng long chầu nguyệt. Kỹ thuật chạm lộng, đục thủng công phu điêu luyện. Trong đình còn lưu giữ được một số cổ vật như: Bức Đại tự, đôi câu đối, 4 cỗ ngai, 4 mâm ấu, 5 bát hương cổ bằng đất nung.

 

+ Đình An Thái:

Đình An Thái nằm ở lang An Thái- thành phố Việt Trì- tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì 10km về phía Đông Nam và cách Đền Hùng 5km về phía Tây Bắc. Đình An Thái được xây dựng vào thời kỳ Hậu Lê cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII được trùng tu vào thời Nguyễn. Đình An Thái: Thờ các Vua Hùng. Kiến trúc của đình được làm theo kiểu chữ nhất gồm có một tòa, hai gian, ba dĩ, có chiều dài 18,4m, rộng 13m. Kết cấu bộ khung theo kiểu kiến trúc lòng thuyền, thượng thu hạ thách. Đình có 4 hàng chân với tổng số 36 chiếu cột gỗ trong đó có 4 cột cái, 12 cột quân và 20 cột hiên. Đình làm theo kiểu 4 mái tạo nên 4 góc giao nhau và uốn cong lên tạo nên 4 đầu đao cao vút. Các bức cốn, kẻ, bảy, đầu chỉ là những tác phẩm tuyệt mỹ, điêu luyện. Đề tài chủ yếu là “ Rồng ổ”, “ Tứ linh”. Kỹ thuật ở đây là chạm bong, đục thủng mang đậm nét dấu ấn thời Hậu, Lê. Đình An Thái còn giữ được các cổ vật: 03 cỗ ngai niên đại thế kỷ XVIII, 03 câu đối, 03 mũ kiểu mũ bình thiên, 03 lư hương đất nung với những giá trị về kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc gỗ và đặc biệt đình An Thái còn là nơi tổ chức hội xoan  cổ truyền thống. Đình An Thái đã được xếp hạng cấp quốc gia vào năm 2006.

 

+ Di tích Đền, Chùa Tam Giang:

Di tích nằm ở: Phường Bạch Hạc- thành phố Việt Trì- tỉnh Phú Thọ.

Hệ thống Đền, Chùa Tam Giang tọa lạc trên một vị trí tuyệt đẹp ngay trên bờ sông. Đền Tam Giang thờ Thổ lệnh Thạch Khanh, Người đã có công tìm phương thuốc quý chữa trị bệnh cho muôn dân.Khi lớn lên cả hai đều theo vua Hùng Duệ Vương đánh giặc, thống lĩnh quân thuỷ. Sau khi mất được phong làm thần sông Bạch Hạc. Về sau lại ứng linh giúp cho các tướng lĩnh nhà Trần( Trần Nhật Duật) đánh giặc ngoại xâm. Trần Nhật Duật được cấp điền trạch nơi Bạch Hạc làm thái ấp, nhân dân trân trọng công trạng của ngài đã tạc tượng thờ đặt cạnh Thánh Hạc- Thổ Lệnh Đại Vương. Hệ thống Đền, Chùa nay được tu bổ có kiến trúc đẹp, nhiều bức chạm là các kèo, bẩy, hoành phi, câu đối,…có giá trị điêu khắc nghệ thuật. Hệ thống ban thờ, các tượng là các công trình điêu khắc, mỹ thuật đẹp. Ngoài ra còn có các bức tranh điêu khắc lớn giới thiệu cảnh quan một số ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam cũng là một tác phẩm nghệ thuật đáng kể cho khách tham quan.

 

+ Đền Hiền Quan:

Thuộc xã Hiền Quan- huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ.

Tương truyền Đền Hiền Quan được xây dựng rất sớm vào những năm đầu công nguyên và đã được trùng tu sửa chữa nhiều lần. Đền Hiền Quan thờ Thiều Hoa, một nữ tướng của Hai Bà Trưng đã có công đánh đuổi Tô Định dẹp yên bờ cõi. Đền gồm nhà Tiến tế và Hậu cung, nhà Tiên tế dài 12m, rộng 4,3m, cột cái  cao 2,8m đường kính 0,35m, một cửa chính ở gian giữa cao 1,8m, rộng 2,3m, hai cửa hai bên cao 1,8m, rộng 0,9m. Hậu cung: Dài 9,6m rộng 4,6m, đường kính cột 0,35m trên thân cột vẽ hình tượng tứ linh. Trong đền còn lưu giữ nhiều hiện vật quý có giá trị nghệ thuật văn hoá như: Kiệu bát công, chấp kích, cờ quạt, dùi phết, quả phết, án thờ. Đặc biệt gằn liền với đền là hội phết truyền thông thể hiện tinh thần thượng võ dân tộc. Ngoài kiến trúc chính của ngôi đền còn có lăng mộ bà Thiều Hoa.

+ Chùa Phúc Khánh:

Chùa Phúc Khánh( Chùa Hiền Quan) thuộc xã Hiền Quan- huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ. Chùa được xây dựng rất sớm. Tương truyền Thiều Hoa là người đã tu luyện ở chùa. Trải qua gần hai nhàn năm chùa đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần.

Chùa có kiến trúc “ Nội công, Ngoại quốc” gồm có: Gác, chuông, tiền đường, Thương điện, hành lang và nhà Tô. Chùa có quy mô lớn, chạm trổ, điêu khắc tinh vi với kỹ thuật chủ yếu là đục bong chạm nổi đề tài thể hiện: Long, ly, quy, phượng, mai, sen, cúc, trúc. Chùa thờ phật với nhiều pho tượng cổ từ thế kỷ thứ XVII, đồng thời là nơi thờ bà Thiều Hoa là nữ tướng của Hai Bà Trưng.

 

+ Đình Hiền Quan:

Thuộc xã Hiền Quan- huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ

Đình Hiền Quan thờ tự 4 vị: Sơn Thống, Thiên Cương, Hắc Long, Hổ Lân đã có công lớn trong cuộc chiến chống Thục bảo vệ biên cương bờ cõi giữ nghiệp nhà Hùng. Đình được xây theo kiểu chữ Đinh, gồm 2 tòa: Đại đình và Hậu cung. Tòa nhà Đại đình hiện nay được xây dựng năm 1993 gồm 5 gian có 3 ô cửa: Cửa chính cao 2,7m, rộng 3,3m, 2 cửa nách cao 2,1m, rộng 1,6m. Trước cửa có các câu đối. Trên nóc của Đại đình được đắp nổi hình Long chầu nguyệt. Hậu cung gồm 2 gian, 2 dĩ với ba hàng cột, cột cái cao 3,3m, cột con  cao 2,9m. Trên cốn nóc có các bức chạm rồng: “ Lưỡng long chầu nguyệt”. Đình Hiền Quan còn giữ được bộ án giang có kích thước 2,2m gồm ba tâng trang trí hoa sen, lá đề, cúc dây đẹp lộng lẫylà  tác phẩm nghệ thuật thời hậu lê thế kỷ XVIII.

Có thể nói đình, đền chùa Hiền Quan cùng với lễ hội đánh phết là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn.

 

  1. Di chỉ khảo cổ:

+ Di tích khảo cổ Phùng Nguyên:

Di tích khảo cổ thuộc thôn Phùng Nguyên- xã Kinh Kệ- huyện Lâm Thao- tỉnh Phú Thọ. Di tích được phát hiện năm 1959.

Văn hóa Phùng Nguyên mang tên di chỉ Phùng Nguyên, văn hóa khởi đầu cho thời kỳ tiền Hùng Vương. Di tích thuộc sơ kỳ thời đai kim khí có niên đại cách đây khoảng 3000 năm. Tại khu di tích đã khai quật được các di vật cổ, đồ đá chiếm ưu thế, kỹ thuật chế tác đá đạt trình độ điêu luyện, gồm các loại công cụ lao động bằng đá, đồ trang sức bằng đá: Vòng tay, khuyên tai, hạt chuồi, nha chương được làm từ đá ngọc Nêphơrit. Ngoài ra còn phát hiện các đồ gốm( các loại hình, mâm bồng chân đế… có hoa văn đẹp, phong phú) và tìm thấy nhiều hạt thóc chứng minh chủ nhân văn hóa này là cư dân nông nghiệp. Văn hóa Phùng Nguyên là khởi nguồn cho sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Đông Sơn, đồng thời là cơ sở khoa học quan trọng khẳng định sự tồn tại của một nền văn hóa gắn với sự hình thành Nhà nước Văn Lang.

         Lưỡi rìu đá – Di chỉ khảo cổ Phùng Nguyên

+ Di tích khảo cổ Gò Mun:

Di tích khảo cổ thuộc xã Tứ Xã- huyện Lâm Thao- tỉnh Phú Thọ, là di tích được phát hiện từ năm 1961, được coi là di tích tiêu biểu, vì vậy được lấy tên đặt cho nền văn hoá khảo cổ Gò Mun

Di tích khảo cổ được xếp hạng cấp quốc gia. Di tích được khai quật vào năm 1972. Kết quả khai quật đã khẳng định đây là nơi cư trú của người Gò Mun và nơi mộ táng của người Đông Sơn.Các di vật tìm được ở Gò Mun là các dấu vết của các bếp nấu, các hố chôn cột và các đồ gốm đồ đồng. Các di vật được phát hiện ở khu di tích gồm các dụng cụ sinh hoạt và các loại vũ khí bằng đồng: các loại lao, mũi tên, giáo, rìu…các loại đồ gốm hết sức đa dạng phong phú như: Bát gốm, nồi gốm, bình lọ gốm…

Di tích  Gò Mun là tiêu biểu cho thời đại đông thau Việt Nam

+ Di tích khảo cổ Làng Cả:

Di tích khảo cổ Làng cả thuộc Phường Thọ Sơn- thành phố Việt Trì- tỉnh Phú Thọ. Di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Di tích được phát hiện vào năm 1959.

Kết quả khảo cổ chứng minh nơi đây từng là khu cư trú. Sau đó là mộ táng của cư dân Việt Cổ thời đại Hùng Vương. Niên đại của khu di tích thuộc thế kỷ thứ II trước Công nguyên đến thế kỷ thứ II sau Công nguyên. Số lượng mộ phát hiện đã được phát hiện là 315 ngôi. Di vật được phát hiện: Gốm “ Đường cổ”. Đồ đồng: vũ khí bằng đồng thau, công cụ lao động, khuôn đúc đồng, nồi rót đồng. Khu di tích có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học và lịch sử để nghiên cứu về kinh đô Văn Lang  thời đại Hùng Vương.

+ Di tích khảo cổ Gò Re:

Di tích thuộc xã Thanh Đình- thành phố Việt trì- tỉnh Phú Thọ.

Di tích được phát hiện năm 1960 với tên gọi đồ đồng thau Thanh Đình- thuộc văn hóa Đông Sơn. Di tích được khai quật năm 1994 và 2003. Nơi đây là khu cư trú và mộ táng của người Việt cổ.

Các di vật được phát hiện gồm: Đồ đá, rìu đá, mảnh bàn mài, khuyên tai…Đồ gốm: Nồi gốm, vó gốm…Đồ xương: Nanh thú… Đồ đồng là các loại vũ khí: Rìu chiến, dao găm, giáo lao, các loại công cụ lao động bằng đồng, nhạc khí: trống đồng, chuông nhỏ, lục lạc…

Di tích khảo cổ Gò De với các di vật phong phú, đa dạng phản ánh trình độ văn minh cao của dân cư Việt Cổ, đã góp phần khẳng định tính chất bản địa, truyền thống văn hóa của Nhà nước Văn Lang

                     Thuổng đồng – di tích Gò De.

 

 

   4.Các làng nghề Phú Thọ:

 

Làng nghề Phú Thọ

 

Phú Thọ là một vùng đất cổ, nơi phát tích của dân tộc Việt Nam . Kế thừa những truyền thống tốt đẹp, người Phú Thọ qua bao đời còn lưu giữ nhiều tính cách đặc trưng của con người Việt Nam . Không chỉ giàu sáng tạo trong lao động, giàu khí phách trong đấu tranh, giàu nhân ái trong cuộc sống, con người nơi đây còn có óc thẩm mỹ và bàn tay tài hoa của người nghệ sỹ. Sản phẩm làng nghề Phú Thọ là một trong những bằng chứng cho nhận định đó. Mặc dù không phải là đất nghề nhưng nghề thủ công ở Phú Thọ lại tồn tại và phát triển khá bền vững theo thời gian. Và đến nay, các sản phẩm đó chưa hẳn đã đem lại giá trị kinh tế cao nhưng mỗi sản phẩm lại gửi gắm trong đó tâm hồn, tính cách của những người con Đất Tổ.

+ Làng nghề “Mỹ nghệ than tre” xã Phú Lạc – huyện Cẩm Khê

Đi theo quốc lộ 32, bên dòng sông Hồng chúng ta sẽ đến Phú Lạc, một xã miền núi thuộc huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Đến các cơ sở sản xuất ở đây, chúng ta sẽ được tận mắt chứng kiến một thế giới than tre mang đậm dáng dấp cổ x­ưa, với rất nhiều các mặt hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo từ than tre như­ các loại cốc uống nư­ớc đ­ược trang trí khá cầu kỳ, những chiếc lọ hoa với nhiều hình dáng tự nhiên, những chiếc thìa pha cà phê xinh xắn, những chiếc mành than thanh mảnh dọc lối đi, hay những giò phong lan thơm ngát bằng than tre. Chính do đặc tính lọc sạch n­ước, khử mùi, khử khí độc…mà các vật dụng mỹ nghệ từ than tre trở nên vô giá, không chỉ đem lại vẻ đẹp nghệ thuật mà còn có lợi cho sức khoẻ con ng­ười, cải thiện môi trường sống và luôn đư­ợc coi nh­ư một mặt hàng xa xỉ.

 

Các quốc gia có công nghệ phát triển như­ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… rất ư­a chuộng các sản phẩm từ than tre để lọc nư­ớc, khử mùi, hút khí độc. Than tre đ­ược tạo thành bằng phương pháp đốt yếm khí tre và các vật liệu họ tre. Để đốt đ­ược than tre là cả một nghệ thuật mà nếu không có sự thấu hiểu về tre thì không thể thành công đư­ợc. Nếu đốt quá lửa thì than sẽ thành tro, còn đốt chư­a đủ thời gian thì than sống. Hơn nữa, phải điều chỉnh nhiệt độ đốt sao cho than đốt phải được cứng, có tiếng kêu leng keng nh­ư sắt và có bề mặt hấp thụ lớn nhất… Khó là vậy, như­ng than tre sản xuất tại Phú Lạc (Cẩm Khê) đã tạo đư­ợc uy tín lớn trên thị trường bởi chất l­ượng v­ượt trội.

 

+ Làng mây tre đan Đỗ Xuyên

 

Không quá sầm uất và náo nhiệt như các làng nghề khác ở đồng bằng châu thổ sông Hồng. Sự lặng lẽ và bền bỉ đã giữ mãi cho Đỗ Xuyên một làng nghề và những sản phẩm nghề độc đáo. Nghề đan cót và nứa chắp có từ bao giờ không ai biết, chỉ biết rằng nó đã cứu cánh cho người Đỗ Xuyên qua bao mùa mưa lũ và trở thành nghề phụ quan trọng của cả xã. Chọn cho mình những sản phẩm hết sức bình dị, không cần đầu tư lớn, chỉ cần đôi bàn tay khéo léo của con người, lãi cũng không nhiều, thế mới biết cái tâm của người làm nghề đáng quý biết bao giữa cơ chế thị trường.

Sản phẩm chính hiện nay của Đỗ Xuyên là cót với nhiều chủng loại, mẫu mã, tuỳ theo nhu cầu của khách: cót làm trần nhà; cót ép, khổ 1m x 3m hoặc 1m x 4m; cót dùng để lót hàng,…. với kích cỡ đa dạng, giá cả hợp lý. Đỗ Xuyên ngày nay có thể gọi là “làng cót” bởi nghề cót có mặt ở khắp nơi, làm giàu cho người dân nơi đây. Bên cạnh đó, có một sản phẩm vẫn miệt mài tồn tại, bất chấp sự cạnh tranh của thị trường, đó là “mâm chắp”.

 

Ngày nay, nghề nứa chắp Đỗ Xuyên được phát triển hơn nhờ sự đầu tư lớn của một doanh nghiệp tại Hà Nội (Công ty TNHH Hòn Ngọc Viễn Đông). Sản phẩm nứa chắp của Đỗ Xuyên đã có mặt trên thị trường thế giới với các sản phẩm đĩa, bát…. các loại. Người dân Đỗ Xuyên từ đây không những có được cơ hội giữ gìn nghề truyền thống mà nếu lạc quan hơn họ còn có thể vươn lên làm giàu.

 

+ Nghề làm nón lá

 

 

Là đất cọ nên nghề làm nón phát triển ở Phú Thọ cũng là lẽ thường. Tuy vậy, bao năm qua, nón lá trắng, nón lá già Phú Thọ vẫn chỉ bó gọn trong không gian hẹp, âm thầm và miệt mài. Không có tiếng tăm như nón làng Chuông (Hà Tây) hay nón bài thơ xứ Huế, nón Phú Thọ có nét thanh tú, hài hoà, bình dị, bền và đặc biệt rất thích hợp túi tiền người lao động.

 

Phú Thọ có nhiều nơi làm nón lá, nhưng ở quy mô làng thì chỉ có ở Sơn Nga, Sai Nga, Thanh Nga, gần đây thêm Đông Phú, Phú Khê. Trong đó Sơn Nga là làng nghề lâu đời nhất của vùng nón nhưng nay làm ít và kém hiệu quả. Sai Nga là làng trù phú nhất, từ vài chục năm qua, tại đây lúc nào cũng nhộn nhịp các công việc về nón, mỗi nhà trở thành một công xưởng nhỏ với các công đoạn nhịp nhàng từ phẳng lá hồ, chẻ vanh tới cắt, ghép, khâu.

 

Một chiếc nón đẹp phải đảm bảo mái nón phẳng phiu, đường khâu mượt mà, những vết khâu trải trên mỗi vành theo những khoảng cách đều tăm tắp. Giữa hai lớp lá mỏng, người ta gài vào lòng nón những hình trổ như hình hoa lá, đôi nét kiến trúc cổ kính và đôi khi cả mấy câu thơ trữ tình, lặng thầm mà đầy thi tứ:

 

Bình, dị, trắng, bền là nón Sông Thao

Hỡi ai đi ngược về xuôi, muốn đội nón đẹp thì về Sông Thao.

 

 

+ ủ ấm Sơn Vy

 

 

Đã bao giờ bạn ghé vào một hàng nước ven đường và gọi cho mình một chén trà nóng giữa mùa đông lạnh giá chưa? Để giữ ấm cho chén nước của bạn, người bán hàng đã dùng một sản phẩm thủ công đặc trưng của làng quê Việt Nam , đó là chiếc ủ ấm. Có người bảo, đây là sản phẩm của những người hoài cổ, cuộc sống hiện đại đã có những đồ dùng tiện dụng hơn nhưng dù thế nào ủ ấm vẫn là sản phẩm đặc dụng trong nhiều gia đình Việt Nam và là một trong những món quà được du khách quốc tế ưa chuộng.

 

Sơn Vy, một ngôi làng nhỏ thuộc huyện Lâm Thao – Phú Thọ là quê hương của sản phẩm độc đáo này. Nghề ủ ấm đã có mặt ở Sơn Vy hơn 100 năm nay, có lúc thịnh, có lúc suy nhưng đến nay vẫn tồn tại. Với bàn tay khéo léo của mình, người Sơn Vy đã tạo ra loại ủ ấm có dáng vẻ độc đáo riêng. Mỗi chiếc ủ ấm là một đồ dùng bền, đẹp, giữ nhiệt tốt, làm đậm đà cho những ấm nước chè xanh, lá vối, nhân trần… trong suốt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

 

Huy chương Bạc dành cho sản phẩm ủ ấm Sơn Vy tại hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ toàn quốc là một đánh giá xác đáng về giá trị của ủ ấm Sơn Vy. Thêm một chút sáng tạo độc đáo hay chú trọng tới việc trang trí, hiện đại hoá chiếc ủ ấm cổ truyền,… chắc chắn giá trị của ủ ấm Sơn Vy sẽ được nâng cao hơn, sức sống của làng nghề Sơn Vy sẽ bền vững dài lâu.

 

+ Nghề chế biến thực phẩm Đoàn Kết

 

Xóm Đoàn Kết thuộc xã Hùng Lô – huyện Phù Ninh nổi tiếng với nghề làm miến, mỳ gạo, bún, bánh hàng trăm năm qua. Không làm ăn lớn, không thương hiệu hàng hoá, chỉ có một cách để người tiêu dùng khắp cả nước nhận ra sản phẩm của Đoàn Kết – Hùng Lô, đó là chất lượng.

 

Núp dưới những mái nhà, làng nghề vẫn tồn tại bền bỉ và khiêm tốn. Nếu không vào tận nơi chứng kiến cảnh làm việc rộn ràng của các máy xay, máy xát thì ít ai có thể biết rằng từng thế hệ người Hùng Lô đã lớn từ mẻ mỳ, cân miến. Nghề làm miến, mỳ gạo không đòi hỏi vốn lớn nên hộ gia đình nào cũng có thể làm được, có ít làm ít, có nhiều làm nhiều, nghề có rải rác khắp các xóm thuộc xã Hùng Lô. Cách đây khoảng chục năm, người làm nghề hoàn toàn làm thủ công, hiện nay máy móc đã thay thế sức người vì thế năng suất và sản lượng không ngừng tăng lên (có hộ gia đình sản lượng đạt tới 2-3 tạ/ngày). Như vậy, chỉ tính sơ sơ thì mỗi ngày xã Hùng Lô cũng cung cấp ra thị trường hàng chục tấn thực phẩm khô các loại, bao gồm mỳ, miến, bánh đa nem, bánh đa trắng….

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nghề mộc Minh Đức

 

 

Nhắc đến nghề mộc chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay tới những cái tên như Đồng Kỵ (Bắc Ninh) hay La Xuyên ( Nam Định). Giá trị kinh tế từ những làng nghề này đang được tính bằng những con số khổng lồ. Nhưng ở đâu đó những làng nghề mộc với quy mô nhỏ hơn vẫn cần mẫn làm giàu cho người và làm đẹp cho đời.

 

Làng mộc Minh Đức (xã Thanh Uyên – huyện Tam Nông – Phú Thọ) là một ví dụ tiêu biểu. Sản phẩm chủ yếu của làng nghề này là những sản phẩm thông dụng như giường, tủ,… Không quá cầu kỳ bởi người sử dụng chủ yếu đòi hỏi về độ bền, nhưng không vì thế mà sản phẩm mộc Minh Đức mất đi vẻ đẹp đặc trưng bình dị. Nghề có từ bao giờ không ai còn nhớ, chỉ biết đến hôm nay nó là nghề của cả làng với tổng giá trị hàng năm ước đạt vài chục tỷ đồng (chiếm 95% thu nhập của làng).

 

Cùng với thời gian, sản phẩm mộc Minh Đức đã có mặt ở mọi miền tổ quốc, bắt đầu từ những vùng nông thôn rồi đến thành thị nhưng không phải ai cũng biết tên của sản phẩm họ đang dùng. Gắn được tên làng cho sản phẩm của mình vẫn luôn là niềm mơ ước của mỗi người dân làm nghề ở Minh Đức.

 

Hy vọng, với những nỗ lực của chính quyền địa phương, của người làm nghề và sự ủng hộ của người tiêu dùng, điều đó sẽ trở thành hiện thực trong thời gian sớm nhất. Đó cũng là cơ sở để sản phẩm mộc Minh Đức có thể nhanh chóng tiếp cận với thị trường và hoà vào sự phát triển chung của sản phẩm mộc Việt Nam .

 

 

III. ẩm thực Phú Thọ, các nhà hàng:

 

ẩm thực Phú Thọ

 

            Có một cách để bạn có thể tiếp cận một mảnh đất mới, một nền văn hoá mới, đó là thưởng thức những món ăn ở nơi đó. ý tưởng đó chưa hề sai bởi ẩm thực là một trong những nét văn hoá đặc sắc, thể hiện đặc trưng nhất phong cách mỗi vùng, miền.

 

Phú Thọ – mảnh đất ngát hương thơm từ nguồn cội dân tộc sẽ khoản đãi bạn bè khắp nơi bằng các món “sơn hào hải vị” rất bình dị mà thắm nghĩa tình, thể hiện nét ẩm thực đặc trưng vùng Đất Tổ.

 

Bưởi Đoan Hùng

 

 

Có một mối liên hệ ràng buộc nào đó mà cả ba miền Bắc – Trung – Nam của nước ta đều có giống bưởi ngon. Bưởi Phúc Trạch đặc trưng cho miền Trung nắng gió, bưởi Năm Roi chọn cho mình vùng đất Nam Bộ màu mỡ để sinh sôi. Bưởi Đoan Hùng (thuộc huyện Đoan Hùng) – giống bưởi chắt lọc tinh chất từ sỏi đá trung du để ngon, ngọt đến lạ kỳ.

 

Bưởi Đoan Hùng xưa còn gọi là “bưởi Phủ Đoan”, vẫn được biết đến bởi những đặc điểm tép nhỏ, quả nhỏ, vỏ héo, mềm, mọng nước, ngọt và mát. Ngày nay, đến Đoan Hùng bạn sẽ được biết đến một số giống bưởi như bưởi Bằng Luân, quả to, dáng đẹp, vỏ vàng xanh. Bưởi Pôlênô (lai Mỹ) quả to, dáng thô, tôm nát, vị chua, không dóc vỏ. Bưởi Lã Hoàng tròn dẹt, hình bánh xe ăn mát ngon…. Và cuối cùng là bưởi Sửu, quả vừa, xinh xắn, vỏ vàng rộm, da hơi nhăn, dáng vẻ trông khiêm tốn hơn cả. Nhưng đây mới là loại bưởi quý hiếm nhất, người sành ăn sẽ chọn bưởi Sửu.

 

Có lẽ làm nên cái hồn cho bưởi Đoan Hùng là hương bưởi, cái mùi thơm ngan ngát ấy thực khó diễn tả. Tết đến, xuân về trên bàn thờ tổ tiên mà có trái bưởi Đoan Hùng thì hương vị đặc biệt ấy sẽ làm cho không khí gia đình thêm ấm cúng. Bạn đừng quên chọn cho mình được một trái bưởi làng Chí, hay bưởi Sửu vào mùa hè để thưởng thức vị ngọt lịm, tan nơi đầu lưỡi và thấm cái mát đến tận ruột gan, da thịt.

 

Bưởi đang làm giàu cho Đoan Hùng, mỗi trái bưởi gửi đến mọi miền đất nước là gửi gắm cái tâm thanh khiết của người trồng bưởi. Có thế bưởi Đoan Hùng mới mang vị đậm đà, bình dị đến vậy.

 

Hồng Hạc tri

 

 

Loại quả được coi như sản vật quí hiếm của vùng đất Tổ này được người xưa xếp đứng đầu trong hàng ngũ hoa quả quý dùng để tiến vua. Hồng Hạc là niềm tự hào của người Đất Tổ. Đến nay, nhiều vườn hồng Hạc còn có những cây to cả một người ôm, có cây ngót trăm tuổi. Hồng Hạc quả to, không hạt, mình vuông, tròn bằng, cát mịn, giòn ngọt, càng ăn càng thèm chứ không hăng chát, nhão thịt như hồng nước, hồng trâu.

 

Hồng Hạc mới hái phải được ngâm nước giếng đá ở Tiên Cát, Việt Trì mới đạt độ ngọt và giòn đặc biệt. Ngâm trong vại sành hay trong chum đủ ba ngày ba đêm mới vớt ra, khi ấy hồng sẽ tươi vàng, giòn mát, cắn cả vỏ vẫn thơm lựng chất đường.

 

Hồng Hạc mộc mạc, chân quê, thuần khiết. Nâng trái hồng trên tay, lựa lưỡi dao sắc, gọt lớp vỏ vàng màu nắng nhạt, bổ ra đã thấy thơm lựng, vị ngọt dịu dàng, đài các ngất ngây duyên trời, duyên đất. Cái mát, cái giòn, cái ngọt cứ ngập ngừng, quyến luyến khiến người thưởng thức không nỡ nuốt nhanh. Hồng Hạc bày trên mâm cỗ trung thu, thưởng ngoạn dưới trăng thu thi vị thanh tao, càng khó có thứ quả nào sánh kịp.

 

Các món cá

 

Cá Lăng chỉ sống ở sông có dòng chảy, độ sâu và mặt nước rộng. Nó sống ở đáy nước, ăn động vật. Chỉ khi đã lớn mới trồi lên mặt nước, bởi vậy ngư dân “hớt xẻo” thường bắt được cá Lăng to từ vài cân đến vài chục cân. Là cá ngon nhất trong nhóm cá da trơn.

 

 
Cá Anh Vũ

Tại ngã ba sông Việt Trì có cá Anh Vũ quý hiếm xếp vào loại hàng cá nước ngọt. Sống ở đáy sông, ăn rêu đá, suốt mùa xuân hè ẩn trong hang, chỉ sang thu đông mới ra ngoài. Vì thế chỉ hôm nào rét đậm sương mù mới đánh được cá Anh Vũ. Thời phong kiến, loài cá này dùng để tiến vua.

 

Quãng sông Thao thuộc huyện Thanh Ba có giống cá Cháy, loại cá có hai buồng trứng to và rất ngon. Chính vì vậy khi bắt được cá Cháy người ta sẽ mổ ra và chỉ lấy hai buồng trứng. Những người sành ăn sẽ không ngần ngại chọn cá Cháy trong vô số những loại cá khác.

 

Những năm gần đây, tại thành phố Việt Trì đã xuất hiện một số nhà hàng chế biến, kinh doanh những loại cá này để phục vụ thực khách. Nổi tiếng và lâu năm nhất có lẽ phải kể đến “Quán cá Bờ Sông”, sau này có Quán cá Bạch Hạc và một số nhà hàng ăn uống khác.

 

Nước chè xanh

 

Đất của nước chè mà khi viết về ẩm thực lại không nhắc đến chè thì quả là thiếu sót với đất và người nơi này. ấy vậy mà trong hàng chục sản phẩm từ chè, người Phú Thọ lại chọn cho mình một thứ dân dã lắm nhưng cũng đậm đà lắm để thết đãi bạn bè gần xa: Nước chè xanh.

 

Nghe qua về món nước tươi, mát, bổ này chắc ai cũng nghĩ chế biến nó thật đơn giản. Chọn hái khoảng chục lá chè, rửa sạch, cho vào hãm với nước rồi chắt ra uống. Nói thế cũng đúng nhưng chưa đủ để nước chè xanh (chè tươi) trở thành thú thưởng ngoạn bình dân mà tao nhã.

 

Nhìn cách uống chè xanh của người dân nơi thôn dã mới thấy hết được nét truyền thống của thú ẩm thực này. Từ cây chè để hái lá uống tươi cũng phải chọn lựa. Để có nước chè xanh màu đẹp, mùi thơm, vị ngọt chát, phải chọn những cây chè mọc tự nhiên trong rừng già, chen chúc giữa muôn loài cây cối khác. Trông cây chè tựa như một cây cổ thụ, gốc xù xì to ngang với các cột nhà, cành lá vươn cao, muốn hái phải leo lên mới với tới. Ưa chát thì chọn cây giãi nắng, ưa ngọt thì chọn cây ớm bóng. Lá chè tốt nhất là những lá chớm vàng, còn trụ bám vững trên cây.

 

Nước để hãm chè tươi cũng phải chọn nguồn thích hợp. Hầu như mỗi làng chỉ có  một nơi có nguồn nước thích hợp với việc này thôi, chỗ này được gọi là “giếng quê”. Người biết nấu chè xanh phải dùng ấm đất nung. Khi nấu người ta sẽ nút cả vòi ấm lại để giữ hương thơm và đề phòng quá lửa sôi trào mất nước cốt.

 

Nhâm nhi một bát nước chè xanh để bàn chuyện nhân tình thế thái, để đỡ khát giữa buổi lao động mệt nhọc, để ấm lòng mỗi khi nhớ về quê hương bản quán, để cái dư vị ngọt ngào ấy theo ta mãi về sau… Đến bất cứ nơi nào trên đất Phú Thọ, nếu được mời một bát nước chè xanh, bạn đừng nỡ từ chối. Đó là tấm lòng hiếu khách họ dành cho bạn đấy!

 

Rau sắn:

 

Nói đến rau sắn có thể quý khách nghe nhầm là đặc sản “rau sắng” chùa Hương – Hà Tây. Quả thật rau sắn không quý hiếm mà được trồng bạt ngàn trên các vùng đồi trung du Phú Thọ. Là người con Đất Tổ, hình như ai cũng đã được thưởng thức các món sắn luộc, sắn nấu canh hến, các loại bánh sắn… nhưng không thể nào quên hương vị chua chua, bùi bùi của rau sắn muối dưa nấu cá, nấu với lạc nhân giã nhỏ. Những búp sắn non trồng ở bờ dậu được các bà, các chị hái về, bỏ bớt những cọng lá già đem muối dưa 2,3 ngày. Khi rau ngả màu vàng và có vị chua thì đem nấu. Cách nấu ngon nhất là nấu với tép sông hoặc cá mè hoa trắng. Nếu như đã từng được nếm món ăn dân dã này thì thật khó quên dư vị của nó!

 

Bánh Tai

 

 

Mấy năm nay, món bánh Tai thị xã Phú Thọ đã “lên ngôi”. Tại các lễ cưới, tiệc tùng dùng thay cho cơm tẻ, vừa tiện dùng, vừa lịch sự và hấp dẫn. Bánh Tai đã trở thành quà quý lạ về tận Hà Thành và một vài tỉnh bạn. Thứ quà trong ngày nhưng phải biết giữ gìn công phu.

 

Bán Tai Phú Thọ hôm nay có từ thời xa xưa của làng Phú Thọ gọi là bánh Hòn. Bánh Tai có hình thù giống cái tai, là thứ bánh gạo tẻ, nhân thịt lợn, dễ làm bởi quy trình không mấy phức tạp, dụng cụ không cầu kỳ nhưng không phải ai cũng làm nổi cái bánh Tai.

 

Xưa cũng như nay, khâu chọn gạo làm bánh vẫn là khâu quyết định chất lượng bánh, gạo phải ngon và có độ dẻo. Gạo làm bánh đãi sạch, ngâm nước lã từ hai giờ đến nửa ngày. Sau đó đem giã cối đá và làm thành quả bột. Khâu này đòi hỏi bàn tay khoẻ, nắm cho bột kết dính thật chắc. Sau đó quả bột lại được cho vào cối đá giã thật nhuyễn và đánh cho thật tơi. Lấy tay nhào bột cho tới khi vừa độ dẻo rồi bắt đầu nặn bánh bằng tay (không có khuôn). Những người làm hàng thạo thường nặn 10 cái đều nhau như đúc khuôn. Bánh nặn dài như cái tai, có nhân thịt lợn ở giữa. Bánh nặn xong, xếp vào chõ xôi hấp cách thuỷ. Chỉ 30 phút đến một tiếng sau bạn đã có một mẻ bánh Tai như ý. Nhưng lưu ý, điều tối kỵ trong làm bánh Tai là không được để bột vón cục (còn gọi là mắt cá).

 

Bánh Tai ngon nhất là ăn tại chỗ, kiểu dân dã. Cái bánh Tai vừa đưa ra còn thoảng hơi nóng, lót tay bằng mảnh lá chuối hoặc cầm tay không từ từ ăn ngay mới thấm hết mùi vị của bánh, đó là sự hoà quyện giữa: dẻo, giòn, bùi, ngọt, béo ngậy và thơm.

 

Thịt chó Việt Trì

 

 

Cũng vẫn là bảy món đặc trưng như mọi nơi nhưng thịt chó Việt Trì lại có sức hấp dẫn rất riêng bởi hương vị đậm đà và khả năng chế biến đạt đến độ chuyên nghiệp. Chọn nguyên liệu được coi là khâu mấu chốt quyết định, không sử dụng những loại chó nuôi tăng trọng là đặc điểm quan trọng của thịt chó Việt Trì, đặc biệt chó nuôi gầm nhà sàn của các vùng dân tộc miền núi đã được trưng dụng và được thực khách sành ăn rất ưa chuộng, kế đến là khâu chế biến được coi là bí quyết gia truyền… Với cảm nhận của người thưởng thức, có thể đưa ra một vài nhận xét như sau: Thịt mềm, thơm, không sẫm màu như một số vùng khác. Đặc biệt những món như dồi, món nướng không bị khô. Món chân chó tẩm hấp lại mang đến một dư vị đậm đà khó tả với màu vàng ngậy và độ mềm, thơm vừa tới. Món xương hầm đu đủ mang đến một cảm nhận khác về sản vật vùng trung du miền núi…

 

Người Việt Trì tự hào về thú ẩm thực rất dân dã của đất mình và chắc chắn đến Việt Trì một lần bạn sẽ được những tấm lòng hiếu khách khoản đãi món ngon này. Phố Đoàn Kết là trung tâm của thịt chó Việt Trì với gần 20 cửa hàng lớn nhỏ. Những cửa hàng này đều đã có trên dưới chục năm nay nhưng vẫn mang vẻ bình dị, dân dã vốn có bởi theo những chủ cửa hàng ở đây thì phòng ốc bóng nhoáng, bàn ghế sang trọng sẽ không còn là thịt chó Việt Trì.

 

  1. Văn hóa các dân tộc ở Phú Thọ.
  2. Người Dao
Người Dao ở Phú Thọ hiện có hơn 11.000 người sống trong 28 bản động ở hai huyện miền núi Thanh Sơn và Yên Lập. Đồng bào thuộc hai nhóm khác nhau: người Dao Đeo Tiền (Dao Tiền) thuộc nhóm Tiểu Bản và người Dao Quần Chẹt thuộc nhóm Đại Bản.

Theo văn cúng và các tài liệu điền dã dân tộc học thì người Dao nói chung di cư từ Trung Quốc vào Việt Nam từ nhiều thời gian và con đường khác nhau, chủ yếu họ đi theo đường biên giới Việt – Trung. Những cuộc thiên di lớn do nhà Minh cấp “thông hành”, được nhà Lê tiếp nhận cho đồng bào đi bằng 7 xà lan, qua vịnh Bắc Bộ vào cửa sông Hồng lên Ba Hạc (Bạch Hạc – Việt Trì) rồi họ chia nhau theo ba con suối lớn, thực ra là ba con sông Hồng, sông Đà và sông Lô để du canh du cư phá rừng làm nương rẫy.

Dẫn đầu cuộc thiên di này là bà Đặng Thị Hành, Bàn Đức Hội và Triệu Thánh Thông. Ba vị này được nhiều cộng đồng người Dao ở Phú Thọ nói riêng và Việt Nam nói chung thờ làm thành hoàng.

Theo giao hẹn trước khi xuất phát, nếu xà lan nào gặp nạn gió bão, cuốn đi xa thì phải nhảy lên xin khất (hứa) với trời, phật, tiên thánh, tổ tiên là sau này chúng con sẽ làm tết nhảy để tạ ơn các đấng và các hồn đã che chở cứu giúp chúng con cập được bến bờ của miền đất hứa.

Ngày nay, trong các bản động của người Dao chỉ những họ nào đi trong 4 xà lan gặp nạn mới phải làm tết nhảy. Các họ đi ở 3 xà lan không gặp nạn, không có tết nhảy. Tết nhảy của người Dao vì thế là tết tạ ơn chứ không chỉ là nghi thức hành lễ tín ngưỡng của tín đồ Đạo giáo như nhiều nhà dân tộc học kết luận; vì không riêng người Dao mà cả người Tày, Cao Lan, Kinh, Mường… đều bị ảnh hưởng của Đạo giáo.

Theo hẹn ước từ trước khi xuống thuyền (xà lan) thì thuyền nào cập bờ trước sẽ phải đi ở xa, trên cao và được làm anh. Vì thế người Dao Tiền theo bà Đặng Thị Hành được ở vai anh nhóm Dao Quần Chẹt do ông Bàn Đức Hội dẫn đầu. Hai nhóm này trước đây không kết hôn với nhau. Còn nhóm nữa theo ông Triệu Thánh Thông ngược theo sông Lô tản đi các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên. Ngày 12 tháng Giêng hàng năm, người Dao cả nước lại về Tân Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ để giỗ tổ là vì vậy.
Người Dao Tiền. Ảnh: Nguyễn Chính.

Người Dao Tiền ở xa trên ngọn sông Đà. Đồng bào sống du canh du cư nên phong tục khác xa với nhiều nhóm tộc người khác. Họ đeo tiền kim khí sau cổ áo và phụ nữ nhóm này mặc váy là để tưởng nhớ đến vị thành hoàng Đặng Thị Hành lúc sinh thời mặc váy và đeo rất nhiều vàng bạc ngọc ngà. Các thầy cúng người Dao cũng mặc váy cúng khi hành lễ, để tưởng niệm bà Hành chứ không chỉ là sự hồi cổ thời mẫu hệ – việc cúng tế do phụ nữ thực hiện.

Về hôn nhân: Đồng bào hiện vẫn giữ tục ngủ thăm. Ngủ thăm để biết chắc chắn hai người lấy nhau sẽ sinh con đẻ cái. Vì thế, giường các cô gái lớn chưa chồng thường kê ở cuối nhà cạnh cửa ngách để đêm đêm con trai tiện cạy cửa vàongủ thăm. Nếu cô gái bằng lòng thì anh con trai có thể ngủ liền hai ba tháng cho đến khi cô gái có mang. Nếu cô gái không bằng lòng mà anh con trai định cưỡng bức thì có thể bị chém chết. Do tục này mà đầu giường các cô gái luôn để sẵn con dao sắc.

Khi cô gái có mang, già làng cho gọi tất cả những anh đã từng ngủ thăm với cô gái đến. Mỗi anh mang theo một con gà nhỏ và chai rượu để làm lễ cúng buộm. Riêng anh chàng ngủ với cô gái có mang phải mang lễ đến bằng một con lợn ba bốn chục cân, một chai rượu và một tập giấy bản làm tiền âm.

Cúng buộm xong, so tuổi nếu không lấy được nhau thì đứa trẻ sinh ra được cúng làm ma nhà vãi (ông bà vãi). Nó làm con ông bà vãi, gọi người đẻ ra mình là chị. Cô gái đã biết sinh đẻ càng dễ lấy chồng hơn những cô gái tơ. Đó là vì đồng bào quý người. Con đẻ, con nuôi, con cùng dòng máu hoặc khác dòng máu (do vợ ngoại tình) người ta đều quý như nhau. Ngoại tình nếu bị bắt thì nộp lễ cúng buộm xong là thoát tội.

Chỉ ở những bản động hạ sơn ở gần người Mường, người Kinh thì tục này mới được xóa bỏ dần. Các địa phương ở trên cao như xóm Cỏi, xã Xuân Sơn, xóm Tân Hồi, Hạ Bằng (xã Kim Thượng), xóm Xinh Tàn, xã Thượng Cửu… thì tục ngủ thăm vẫn duy trì. Xưa người đàn ông Dao Tiền lấy làm tự hào vì vợ mình xinh đẹp mới được nhiều anh đến ăn nằm.

Tục bỏ con: Vì trước đây đồng bào sống du canh du cư nên người ta cần có nhiều lao động và con người cần khỏe mạnh, khôi ngô. Vì thế, khi sinh ra, người ta chỉ giữ nuôi những đứa bé khỏe mạnh. Nếu đứa bé bị tật hay bệnh bẩm sinh thì người ta bỏ ngay.

Người đàn bà khi sinh nở đều nằm cạnh bếp. Khi đứa bé ra đời nếu lành lặn khôi ngô thì đặt nó xuống đất cho làm ma nhà mình. Nếu không thì thả ngay vào sọt đem treo trong rừng vắng.

Ngày nay, tục này đã được bãi bỏ do các cuộc vận động xây dựng làng bản văn hóa
Vùng núi Thanh Sơn, Phú Thọ.

Tục tang ma: Trước đây cũng do du canh du cư nên người Dao Tiền càng coi trọng phần hồn, không coi trọng phần xác. Xác chết thì tiêu đi nhưng hồn còn mãi mãi. Hơn nữa, du canh du cư có khi rời nhà đi xa hàng trăm cây số nên không thể về thường xuyên thăm viếng mồ mả, nơi lưu giữ thi hài tổ tiên.

Do vậy, khi nhà có người chết người ta bỏ ngay xác ra vườn. Nhờ bốn người khỏe mạnh vác ra rừng. Đi một đường, về một đường đề phòng bị ma đánh. Ra rừng, người ta dùng cây nhọn đào đất để chôn xác người. Kiêng đào bằng cuốc xẻng sắt làm cho ma bị tối mắt không biết đường về Dương Châu đại diện là đất tổ người Dao. Do chôn vùi qua loa, xác người chỉ làm mồi cho thú dữ.

Gia đình người chết sau đó mới đắp ngôi mộ giả ở nơi khác để làm ma cho người chết. Nếu gia đình có của thì làmma tươi cho người chết tức là cúng ngay sau khi qua đời. Nếu nhà nghèo chưa có thịt chua, gạo, lợn thì phải chờ lâu, có khi hai ba năm mới làm ma khô cho người chết.

Ngày nay cũng nhờ các cuộc vận động hạ sơn sống định cư và xây dựng nếp sống văn hóa mới, các bản động của người Dao Tiền đều có khu nghĩa địa hợp vệ sinh. Tục ma chay của người Dao Tiền cũng đã tương tự như phong tục của người Mường, người Kinh và các nhóm tộc người khác.

 

 

 

 

 

 

Bạn có thể thích...

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *